Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Và Cách Học Hiệu Quả

Bảng Chữ Cái Tiếng Trung Và Cách Học Hiệu Quả

Bất kể bạn học tiếng Trung phồn thể hay giản thể thì việc học bảng chữ cái tiếng Trung là vô cùng cần thiết. Nó giúp chúng ta nhanh chóng tiếp cận được với tiếng Trung và giảm sự choáng ngợp trước hệ thống chữ viết Trung Quốc. Nó còn giúp ta phân biệt được rõ các âm điệu để phát âm chuẩn hơn nữa. Đến với bài viết hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn bảng chữ cái Trung Quốc và các phương pháp học hiệu quả. Cùng mình tìm hiểu nhé!

Bảng chữ cái tiếng Trung là gì?

Bảng chữ cái tiếng Trung là hệ thống ngữ âm tiếng Trung, nó không giống với các thứ tiếng khác do nguồn gốc tiếng Trung là chữ tượng hình, được viết bằng một chuỗi các hình ảnh biểu nghĩa và biểu âm. Theo thời gian, bảng chữ cái tiếng Trung đã có nhiều biến thể để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Những phiên bản tiếng Quảng Đông, Hán tự, Hán nôm,… đều có nguồn gốc từ tiếng Hán.

Về cơ bản thì bảng chữ cái tiếng Trung chính là bảng Pinyin dành riêng cho mục đích học phát âm trong tiếng Trung Quốc, áp dụng cho cả tiếng Trung giản thể và phồn thể. Bảng Pinyin là bảng chữ cái Latinh, giúp người nước ngoài học cách phiên âm tiếng Trung dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn có bảng các nét cơ bản trong chữ Hán là bảng chữ cái hướng dẫn cách viết chữ Hán bởi trong chữ Hán cách phát âm không liên quan đến cách viết nên ta phải học cả hai bảng này để hỗ trợ học tiếng Trung tốt nhất. Khi mới bắt đầu học, ta nên học bảng chữ cái phiên âm (Pinyin) trước nha.

Cách học bảng chữ cái Pinyin hiệu quả

Bảng phiên âm (Pinyin) gồm vận mẫu, thanh mẫu và thanh điệu.

Vận mẫu (Nguyên âm)

Trong tiếng Trung có 36 vận mẫu bao gồm 6 vận mẫu đơn, 13 vận mẫu kép, 16 vận mẫu âm mũi và 1 vận mẫu âm uốn lưỡi.

  • 6 vận mẫu đơn:

Hình 6 Vận Mẫu Đơn

  • 13 vận mẫu kép (Nguyên âm kép)
  • 16 vận mẫu âm mũi (Nguyên âm mũi)
  • 1 vận mẫu âm uốn lưỡi er

Hình 30 Vận Mẫu Kép ,mũi ,uốn Lưỡi

Thanh mẫu

Trong tiếng Trung có 21 thanh mẫu, dựa vào cách phát âm của mỗi thanh mẫu, người ta chia thành ba nhóm sau:

Hình Thanh Mẫu

  • Nhóm âm hai môi và răng môi

b: Khi phát âm ta sẽ dùng hai môi khép chặt lại, sau đó hai môi bật mở nhanh để phát luồng hơi ra ngoài, không bật hơi.

p: Vị trí phát âm giống với âm “b”, luồng hơi bị lực ép đẩy ra ngoài, gọi là âm bật hơi.

f: Khi phát âm, răng trên tiếp xúc với môi dưới, luồng hơi ma sát thoát ra ngoài, gọi là âm môi răng.

m: Với âm này, hai môi của chúng ta khép lại, ngạc và lưỡi hạ xuống, luồng không khí theo khoang mũi ra ngoài.

  • Nhóm âm đầu lưỡi

d: Phát âm sao cho đầu lưỡi chạm răng trên, khoang miệng trữ hơi sau đó đầu lưỡi hạ thật nhanh để đẩy hơi ra ngoài, đây là âm bật hơi.

t: Vị trí phát âm giống âm “d”, tuy nhiên đây là âm bật hơi nên ta cần đẩy mạnh luồng hơi ra.

n: Phát âm sao cho đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi nở.

l: Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm “n” thì ta lùi về phía sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài.

  • Nhóm âm cuống lưỡi

g: Phát âm sao cho phần cuống lưỡi nâng sát cao ngạc mềm, sau đó hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài một cách nhanh chóng.

k: Khi phát âm, vị trí đặt âm cũng như âm “g”. Khi luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi thật mạnh do đây là âm bật hơi.

h: Với âm này, cuống lưỡi tiếp cận với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang đi ra.

  • Nhóm âm đầu lưỡi trước

z: Đây là âm không bật hơi, khi phát âm, đầu lưỡi thẳng, chạm ma sát vào mặt răng trên, sau đó đầu lưỡi hơi lùi lại để luồng hơi từ khoang miệng ra ngoài.

c: Vị trí đặt âm của âm này giống với âm “z” nhưng cần bật mạnh hơi ra ngoài. Đây gọi là âm bật hơi.

s: Với âm này, đầu lưỡi tiếp cận sau răng cửa dưới, luồng hơi từ chỗ mặt lưỡi và răng trên ma sát ra ngoài.

  • Nhóm âm đầu lưỡi sau

q: Đây là âm bật hơi, phát âm giống âm “j” nhưng bật hơi mạnh ra ngoài

j: Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, mặt lưỡi áp sát vào ngạc cứng, đầu lưỡi hạ xuống mặt sau răng dưới, luồng hơi từ khoảng giữa mặt lưỡi đi ra ngoài.

x: Với âm này, mặt lưỡi trên gần ngạc cứng, luồng hơi từ mạt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng và đẩy ra ngoài.

Ngoài ra còn có hai âm thanh mẫu y và w chính là nguyên âm i và u khi có đứng đầu câu.

Thanh điệu

Nếu như trong tiếng Việt có 6 dấu thì trong tiếng Trung có 4 thanh điệu. Mỗi thanh điệu biểu thị hướng đi của âm thanh.

  • Thanh 1 (hay còn gọi là thanh ngang): phát âm giống chữ “ba” trong tiếng Việt, đọc ngang, không lên không xuống.
  • Thanh 2 (hay còn gọi là thanh sắc): phát âm giống chữ “bá” trong tiếng Việt không cần kéo dài âm.
  • Thanh 3 (hay còn gọi là thanh hỏi): phát âm giống chữ “bả” trong tiếng Việt nhưng cần kéo dài âm. Hướng âm thanh từ cao xuống thấp sau đó lên cao.
  • Thanh 4 (hay còn gọi là thanh huyền): phát âm giống chữ “bà” trong tiếng Việt, đọc từ cao xuống thấp.

Cách học bảng các nét cơ bản trong chữ Hán

Bảng các nét cơ bản trong tiếng Hán cũng đóng một vai trò quan trọng khi học tiếng Trung.

Trong tiếng Trung bao gồm các nét cơ bản là nét ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập, móc.

Bạn cần phải ghi nhớ được các quy tắc nhất định.

  • Ngang trước sổ sau
  • Phẩy trước mác sau
  • Trên trước dưới sau
  • Trái trước phải sau
  • Ngoài trước trong sau
  • Vào trước đóng sau
  • Giữa trước hai bên sau

Những lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung

Học kĩ bộ thủ Tiếng Trung

Bộ thủ là thành tố đồ họa của chữ Hán trong truyền thống để sắp xếp các chữ từ điển tiếng Trung. Thành tố này để chỉ nghĩa của chữ nhưng trong một vài trường hợp, nghĩa có thể thay đổi. Bộ thủ là thành phần hữu ích để bạn tìm ra nghĩa của từ ngữ, vì thế nó rất quan trọng.

Hình Bộ Thứ Tiếng Trung

Trong bộ thủ Khang Hy truyền thống có 214 bộ thủ khác nhau. Một số bộ thủ ở bên trái của chữ hoặc trên đầu hoặc bên dưới, bên phải chữ. Cũng có một số bộ thủ xuất hiện nhiều hơn so với các bộ khác.

Bính âm

Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho người học tiếng Trung. Bính âm là hệ thống ký âm bằng chữ Latinh chính thức của tiếng Quan Thoại ở Trung Quốc đại lục và một phần của tiếng Đài Loan. Bính âm thường được dùng để dạy và học tiếng Trung viết bằng chữ Hán.

Khi bạn học các từ tiếng Trung sẽ thấy những từ mô tả cách phát âm đặt cạnh chữ Hán nguyên bản. Đó chính là Bính âm.

Hình Chữ Trung Và Bính Âm Đi Kèm

Chữ Hán được chia thành hai phần khi biểu hiện bằng Bính âm đó là nguyên âm và phụ âm. Mỗi chữ tiếng Trung sẽ được cấu thành bởi một phụ âm và một nguyên âm. Thanh điệu được đặt phía trên ở phần cuối.

Tiếng Trung bao gồm 21 phụ âm, 37 nguyên âm, 5 thanh điệu.

Vậy là mình đã giới thiệu bảng chữ cái tiếng Trung và phương pháp học hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Trung của mình. Nếu bạn có thắc mắc hãy bình luận phía dưới. Và đừng quên đánh giá 5 sao bài viết nha. Chân thành cảm ơn các bạn. Chúc các bạn thành công.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.